Khó nhất là lận đận mãi tôi vẫn chưa xin được việc làm, mẹ chồng càng có cớ để xỉa xói, khinh thường. Nghe những lời đay nghiến, nhiều lúc tôi cũng điên tiết, nhưng nghĩ mình là phận dâu con nên nín nhịn. Bị đè nén mãi, vốn là người trầm tính, tôi càng trở nên kiệm lời. Tôi quyết định xin việc làm để khỏi sống cảnh phụ thuộc, chấp nhận làm một nhân viên bán hàng với mức lương bèo bọt 1,5 triệu/tháng, nhưng tôi cũng cảm thấy vui vì sáng sớm là đi, chập choạng mới về, ít phải chạm mặt mẹ chồng. Không bị “trói chân” nhưng hết giờ là tôi về nhà, không lượn lờ, la cà, vậy mà có hôm tắc đường về muộn là bị mẹ chồng mắng nhiếc, nào là đi làm không đủ nuôi cái mồm, nào là trốn tránh việc nhà...
Có lẽ vì bị khủng hoảng tinh thần nên hai năm sau ngày cưới tôi mới có thai. Sinh con, những tưởng tôi sẽ có được niềm vui từ con, thằng cháu nội mà ông bà trông ngóng sẽ giúp thu dần khoảng cách giữa tôi với nhà chồng. Nhưng không, một lần nữa, tôi lại bị đánh bật ra. Vì sinh mổ và bị nhiễm trùng vết khâu phải nằm viện nên tôi không có sữa. Nằm trong viện, tôi đã khóc rất nhiều, thương con vừa mới chào đời đã phải cách ly mẹ. Chị tôi lặn lội từ quê xuống chăm em, còn gia đình chồng bỏ mặc. Tôi tự an ủi mình là họ bận chăm sóc con tôi nên không một lời trách cứ. Đếm từng ngày để xuất viện về nhà, tôi sững sờ khi mẹ chồng không muốn cho tôi gần con. Trước mặt chị gái tôi, bà giả lả là tôi còn chưa hết đau nên cứ nghỉ ngơi. Tôi ngờ ngợ nhưng cũng phải nghe lời bà. Hàng ngày tôi vẫn sang phòng con, nhưng hễ tôi đến gần nó là bà lại tìm cách tách ra. Chưa hiểu bà có ý đồ gì nhưng bức xúc nên tôi hỏi: “Sao mẹ lại như vậy, nó là con của con cơ mà”. Mẹ chồng tôi cũng chẳng cần ý tứ: “Con cô sinh ra nhưng là máu mủ, dòng giống nhà này. Tôi không muốn cháu tôi lớn lên nhếch nhác, kém cỏi như mấy đứa trẻ con trên bản nhà cô”.
Cay xộc sống mũi, nước mắt cứ thế trào ra, lần đầu tiên, từ khi làm dâu tôi “bật” lại bà. Thế là mẹ chồng lu loa là tôi hỗn láo rồi gọi chồng tôi và các chị về họp gia đình. Chị chồng chửi bới tôi không tiếc lời, mắng chồng tôi không biết dạy vợ. Chồng tôi ngồi trơ như tượng gỗ không một lời bênh vực vợ. Khi chỉ có hai vợ chồng, tôi vừa mở lời giải thích thì anh quát: “Im ngay, sai lè lè mà còn to mồm”.
Tôi vừa uất ức vừa thất vọng về chồng. Nghĩ về tương lai của mình chỉ là bức tranh ảm đạm, tôi đã tính đến chuyện ly hôn nhưng con tôi còn quá nhỏ. Đêm đó, mẹ tôi lại gọi điện khóc lóc báo tin chị tôi bị chồng ngược đãi nên ôm con bỏ về nhà. Tôi không muốn con tôi lớn lên mà không có bố bên cạnh, cũng không muốn mẹ tôi, người phụ nữ già nửa đời người chưa thuộc hết con chữ lại phải gánh thêm một nỗi đau. Tờ đơn ly hôn chính tay tôi viết rồi lại tự đốt nó đi.
Từ hôm ấy, tôi sống trong nhà lầm lũi như một cái bóng. Ngày ngày tôi đi làm, tôi cố gắng gom góp, dành dụm để có tiền lo cho con rồi sau này có điều kiện sẽ ra ở riêng. Tôi đã gồng mình lên làm thêm đủ thứ việc để có thêm thu nhập. Thời gian ở bên con thật ít ỏi, mà nếu có nhiều cũng chẳng dùng hết, vì từ việc con ăn, con ngủ mẹ chồng tôi đều giành làm hết. Nhiều lúc không chịu đựng được sự vô lý của bà, tôi đã đôi co. Những lần như thế, trong nhà lại căng thẳng và đã có lần vì tôi phản ứng quyết liệt, chồng tôi đã cho tôi một cái tát như trời giáng.
Đã có lúc, tôi tính thuê nhà ở riêng nhưng mẹ chồng tôi ra điều kiện: “Đi đâu thì đi, để thằng cháu lại”. Tôi biết không dễ để ra đi nên đành ngậm ngùi ở lại. Bốn năm qua, tôi vẫn sống bên lề cuộc sống của con. Sự đau đớn, mệt mỏi như vắt kiệt sức sống của tôi, nhất là khi phát hiện ra chồng tôi có người đàn bà khác. Tôi thấy mình không thể tiếp tục cuộc sống như thế này nữa. Một người bạn tốt bụng cho tôi mượn nhà để ở trong thời gian ba năm cô ấy ra nước ngoài. Trước tòa, tôi có thể chứng minh thu nhập của tôi đủ nuôi con. Được bạn bè tiếp sức, tôi có thêm can đảm để lần thứ hai viết đơn ly hôn.
Hôm đó, tôi xin nghỉ trọn một ngày, đưa con đi chơi. Vậy mà chốc chốc mẹ chồng lại gọi điện rối rít giục đưa nó về. Con của mình mà cứ như là đi mượn. Nghĩ thế, nước mắt chực trào, tôi ôm con vào lòng, hỏi: “Mai mốt mẹ con mình dọn ra ngoài sống, con có thích không?”. Không ngần ngừ, con trai tôi đáp: “Không!”. “Sao lại không?”, tôi hoảng. “Vì mẹ không thương con, mẹ đi suốt ngày, mẹ bỏ mặc con cho bà. Nếu ở với mẹ, mẹ sẽ bỏ con một mình cả đêm cho thạch sùng cắn chân, con học dốt không có ai dạy bảo. Mẹ không có nhà, không có tiền mua dép cho con đi, không có tiền cho con ăn quà, mua đồ chơi…”. Tôi sững sờ nhưng cố trấn tĩnh: “Ai nói với con như thế?”. “Bà nội. Mà con không thích sống với mẹ đâu, con muốn ở với bà cơ”.
Tôi chết lặng, không thể tin chính mẹ chồng tôi đã "bơm" vào đầu đứa cháu bé nhỏ những điều xấu xa và vô vàn nỗi sợ đó. Nhìn con vùng khỏi tay tôi để chạy đi tìm bà, nước mắt tôi ứa ra. Lẽ nào tôi đã mất con?
(Theo Thu Nhật/Phunuonline)" alt=""/>Lẽ nào tôi đã mất con?![]() |
Vietjet thực hiện xét nghiệm Covid-19 miễn phí trước chuyến bay cho khách hàng khởi hành từ TP.HCM |
Đại diện Vietjet cho biết, chuyến bay đầu tiên từ TP.HCM đi Thanh Hóa đã hết chỗ chỉ vài tiếng sau khi công bố. Sáng sớm ngày 11/10, hành khách đã có mặt tại sân bay để kiểm tra tình trạng tiêm vắc xin và xét nghiệm, thực hiện các thủ tục cho chuyến bay, khai báo y tế. Mọi quy trình đều tuân thủ quy tắc 5K, đảm bảo phòng chống dịch.
![]() |
Tiếp viên Vietjet hướng dẫn cho hành khách các quy định an toàn khi bay |
Theo thông tin từ Vietjet, không chỉ riêng hành khách trên chuyến bay VJ252, mà tất cả hành khách khởi hành đi từ TP.HCM trong giai đoạn này đều được hãng hàng không Vietjet hỗ trợ xét nghiệm nhanh Covid-19 miễn phí. “Thông tin này làm tôi rất yên tâm khi cầm trên tay tấm vé máy bay, tôi không còn lo lắng phát sinh thêm bất kỳ chi phí gì khác và chỉ chờ để được ra sân bay về quê”, anh Quang - một hành khách trên chuyến bay chia sẻ.
![]() |
Chuyến bay phục vụ đồ uống tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng |
Không chỉ trải nghiệm bay nhanh chóng, thuận tiện, hành khách còn nhận được những món quà thiết thực từ Vietjet trong suốt hành trình, tận hưởng bầu không khí trở về đầy ắp hạnh phúc, sự an tâm, niềm tin về tương lai tươi sáng sau thời gian “đối mặt” với đại dịch.
![]() |
Những món quà lưu niệm, quà bốc thăm may mắn được trao cho khách hàng trên chuyến bay |
Lần đầu tiên trên những chuyến bay “xanh” của Vietjet, khách hàng được trải nghiệm các bài tập yoga với những động tác thở chậm, thư giãn, chuyển động nhẹ nhàng; song song với thiền, giúp hành khách có một khoảng nghỉ ngơi, tập trung và thấu hiểu cơ thể, nâng cao tinh thần.
![]() |
Hành khách trải nghiệm các bài tập yoga ngay trên tàu bay cùng với những động tác thở chậm, thư giãn, chuyển động nhẹ nhàng và thiền cho khách hàng một khoảng nghỉ ngơi. |
Ngoài ra, hành khách trên chuyến bay còn nhận được những món quà từ Vietjet cũng như có cơ hội tham gia bốc thăm trúng máy đo SPO2, các dụng cụ y tế bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc cho mình và người thân.
Chuyến bay VJ252 đáp xuống sân bay Thọ Xuân (Thanh Hoá) mang theo niềm hạnh phúc, sự an tâm… của hành khách. Chị Nhã Quyên, một hành khách bày tỏ: “Tôi được thư giãn và “quẳng gánh” lo âu khi được trải nghiệm các hoạt động thú vị trên tàu bay. Với tôi, đi máy bay đúng là phương tiện an toàn nhất nên tôi không lo lắng gì. Có đường bay rồi, hẹn sẽ sớm quay lại TP.HCM ”.
Sắp tới, Vietjet sẽ tiếp tục mang đến cho hành khách những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ mới mẻ như: đồ uống tốt cho đề kháng, những bài tập yoga, hướng dẫn theo dõi sức khoẻ, cũng như các sản phẩm chăm sóc bản thân mùa dịch…
Đại diện Vietjet khẳng định: “Đường bay thường lệ đã nối lại, những chuyến bay “xanh” sẽ góp phần giúp cuộc sống cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh sớm nhộn nhịp trở lại trong trạng thái bình thường mới”.
Xuân Thạch
" alt=""/>Nối lại đường bay: Náo nức và yên tâm với chuyến bay an toàn